Vẫn đang chiếm nhiều ưu thế, nhưng LED phải chấp nhận sự tồn tại song song của Plasma bởi không ai phủ nhận được những ưu thế về hình ảnh mà tấm nền PDP mang lại.
Độ tương phản của một TV đại diện cho khả năng hiển thị chi tiết các vùng màu sắc tương phản nhau của hình ảnh. Cụ thể ở đây là những mảng màu tối, sáng. Thông số này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh.
Trên thực tế, màn hình Plasma có độ tương phản tốt hơn so với LED. Điều này có là do màn hình Plasma có thể tự động tắt nguồn sáng ở bất kỳ một điểm nào trên màn hình. Điều này có nghĩa một phần màn hình có thể tối đen trong khi các phần khác vẫn hiển thị được những màu sắc tươi sáng.
Mặc dù không thể so sánh được công nghệ Plasma về độ tương phản nhưng công nghệ LED cũng đang có được những tiến bộ vượt bậc.
Đèn LED cũng cho phép màn hình TV kiểm soát các phần riêng lẻ của màn hình tương tự như ở Plasma. Các nhà sản xuất cũng tăng cường thêm độ tương phản trên màn hình bằng cách phát triển công nghệ đèn chiếu nền theo hai hướng đi mới. Đèn LED chiếu cạnh cho màn hình mỏng hơn nhưng tỷ lệ tương phản động thấp hơn so LED-backlit .
Ưu thế công nghệ giúp TV Plamas của Panasonic dễ dàng đạt được độ tương phản 5.000.000:1 từ đầu 2009. Trong khi đó phải đến đầu 2010 thì độ tương phản mới đạt mức Mega ở những chiếc LED của Samsung và tăng đến mức 8.000.000:1 hay 10.000.000:1 ở những chiếc FullLED của LG.
Độ tương phản của một TV đại diện cho khả năng hiển thị chi tiết các vùng màu sắc tương phản nhau của hình ảnh. Cụ thể ở đây là những mảng màu tối, sáng. Thông số này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh.
Trên thực tế, màn hình Plasma có độ tương phản tốt hơn so với LED. Điều này có là do màn hình Plasma có thể tự động tắt nguồn sáng ở bất kỳ một điểm nào trên màn hình. Điều này có nghĩa một phần màn hình có thể tối đen trong khi các phần khác vẫn hiển thị được những màu sắc tươi sáng.
Mặc dù không thể so sánh được công nghệ Plasma về độ tương phản nhưng công nghệ LED cũng đang có được những tiến bộ vượt bậc.
Đèn LED cũng cho phép màn hình TV kiểm soát các phần riêng lẻ của màn hình tương tự như ở Plasma. Các nhà sản xuất cũng tăng cường thêm độ tương phản trên màn hình bằng cách phát triển công nghệ đèn chiếu nền theo hai hướng đi mới. Đèn LED chiếu cạnh cho màn hình mỏng hơn nhưng tỷ lệ tương phản động thấp hơn so LED-backlit .
Ưu thế công nghệ giúp TV Plamas của Panasonic dễ dàng đạt được độ tương phản 5.000.000:1 từ đầu 2009. Trong khi đó phải đến đầu 2010 thì độ tương phản mới đạt mức Mega ở những chiếc LED của Samsung và tăng đến mức 8.000.000:1 hay 10.000.000:1 ở những chiếc FullLED của LG.
So sánh mức hiển thị màu tối của LCD, LED và Plasma . Ảnh: xtremeplace
Cùng với độ tương phản đã được nâng lên rõ rệt, độ sáng của màn hình LED cũng cao hơn ở màn hình Plasma nhờ ánh sáng rực rỡ của đèn LED hỗ trợ. Chính vì thế, thể hiện màu sắc, chi tiết và chất lượng hình ảnh trên LED TV hiện nay không thua kém gì những chiếc TV Plasma.
Rõ ràng, dù chưa thể so sánh với plasma về thể hiện độ chính xác của màu sắc trên màn hình, nhưng công nghệ LED TV cũng đang rút ngắn dần khoảng cách.
Hiện nay, không chỉ có các bóng đèn LED sắc trắng được dung trong chiếu nền, các nhà sản xuất đã mở rộng vùng màu sắc cho ứng dụng đèn nền LED ở: Sharp Quartron, LG FullLED slim… Nhờ đó, mỗi điểm ảnh bao gồm các màu đỏ, lục, lam, vàng kết hợp với nhau để tạo ra hàng tỷ màu khác nhau. Mỗi điểm ảnh hiển thị đầy đủ các màu cơ bản cần thiết tái hiện lại toàn bộ màu trong dải nên các thông tin màu sắc như trong công nghệ Plasma.
Rõ ràng, dù chưa thể so sánh với plasma về thể hiện độ chính xác của màu sắc trên màn hình, nhưng công nghệ LED TV cũng đang rút ngắn dần khoảng cách.
Hiện nay, không chỉ có các bóng đèn LED sắc trắng được dung trong chiếu nền, các nhà sản xuất đã mở rộng vùng màu sắc cho ứng dụng đèn nền LED ở: Sharp Quartron, LG FullLED slim… Nhờ đó, mỗi điểm ảnh bao gồm các màu đỏ, lục, lam, vàng kết hợp với nhau để tạo ra hàng tỷ màu khác nhau. Mỗi điểm ảnh hiển thị đầy đủ các màu cơ bản cần thiết tái hiện lại toàn bộ màu trong dải nên các thông tin màu sắc như trong công nghệ Plasma.
LED cho góc nhìn rộng hơn. Ảnh: Sharp
Vẫn dựa trên tấm nền tinh thể lỏng nên góc nhìn của LED vẫn hẹp hơn so với Plasma. Màn hình Plasma có khả năng cho góc nhìn mở rộng tới 180 độ mà không làm thay đổi màu sắc và chi tiết của hình ảnh. Trong khi đó TV LED chỉ có thể cho góc nhìn mở rộng nhất ở mức 170 độ.
Trong khi khoảng cách về chất lượng hình ảnh của LED và plasma ngày càng thu hẹp lại thì năng lượng vẫn là vấn đề lớn mà plasma phải đối mặt.
Trong khi một chiếc TV Sony EX700 cỡ 46 inch tiêu thụ 87.2W; TV 3D Samsung C8000 cỡ 55 inch tiêu thụ 129.4W thì chiếc VT25 cỡ 50 inch của Panasonic tiêu thụ 160W khi hiển thị ở cùng chế độ 2D.
Cho dù Plasma hiện nay đã bắt đầu ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng hơn nhiều so với trước kia, nhưng phải còn rất lâu nữa, plasma mới có thể đạt được mức tiết kiệm năng lượng như ở những chiếc TV LED.
Trong khi khoảng cách về chất lượng hình ảnh của LED và plasma ngày càng thu hẹp lại thì năng lượng vẫn là vấn đề lớn mà plasma phải đối mặt.
Trong khi một chiếc TV Sony EX700 cỡ 46 inch tiêu thụ 87.2W; TV 3D Samsung C8000 cỡ 55 inch tiêu thụ 129.4W thì chiếc VT25 cỡ 50 inch của Panasonic tiêu thụ 160W khi hiển thị ở cùng chế độ 2D.
Cho dù Plasma hiện nay đã bắt đầu ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng hơn nhiều so với trước kia, nhưng phải còn rất lâu nữa, plasma mới có thể đạt được mức tiết kiệm năng lượng như ở những chiếc TV LED.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét